Bottom Navi

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

bảng giá vé máy bay Hà Nội đi London mới nhất

Đại Lý vé máy bay PTI cập nhật bảng giá mới nhất tháng 6/2014

Cập nhật bảng giá vé máy bay Hà Nội đi London mới nhất đang được triển khai tại PTI:

Finnair (AY)
475 , 550 , 575
Air France (AF)
150 , 245 , 503
Cathay Pacific (CX)
499 , 700 , 761
Vietnam Airlines (VN)
550 , 600 , 630
Qatar Airways (QR)
530 , 590 , 650
Singapore Airlines (SQ)
750  , 800 , 950
Thai Airways (TG)
680 , 800 , 970

Giá vé phụ thuộc vào tình trạng chỗ tại thời điểm khách hàng đặt vé, giá vé là giá vé khứ hồi trung bình chưa bao gồm thuế và phí dịch vụ.
Tham khảo thêm bảng giá vé máy bay Hà Nội đi Manchester và cách đặt mua vé máy bay đi Anh giá rẻ tại PTI.
Sân bay Nội Bài tên chính thức là cảng hàng không quốc tế Nội Bài (tên tiếng Anh là Noi Bai International Airport) ký hiệu HAN. Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, khi tuyến cầu Nhật Tân hoàn thành vào năm 2015 thì khoảng cách sẽ được rút ngắn xuống còn 15km. Sân bay Nội Bài là sân bay chính thức và duy nhất của thủ đô Hà Nội.
London có hai sân bay chính là sân bay quốc tế Gatwick (ký hiệu LGW) và sân bay Heathrow (ký hiệu LHR). Đây là hai sân bay chia nhau hai vị trí thứ nhất và thứ nhì tại Vương quốc Anh về số lượng khách đến và đi mỗi năm. Trong đó thì sân bay Heathrow đứng đầu về số lượng khách mỗi năm và đứng thứ 3 trên thế giới.
Bạn có thể tham khảo giá vé và cách đặt vé máy bay trực tuyến đi London của hơn 20 hãng hàng không quốc tế tại website vemaybaypti.com. Còn nếu bạn ngại hoặc chưa quen trong việc tìm vé trực tuyến, bạn có thể liên hệ với nhân viên phòng vé PTI để cho chúng tôi biết lịch trình và khoảng thời gian mong muốn của bạn. Chúng tôi sẽ tìm chuyến bay rẻ nhất và thuận lợi nhất cho bạn.
Hiện nay Vietnam Airlines đã có chuyến bay thẳng từ Hà Nội đi London với tần suất 2 chuyến/ tuần bay thẳng và 5 chuyến/tuần với các chuyến bay nối chuyến.
Xem bài viết gốc: Bảng giá vé máy bay Hà Nội đi London

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Nên mua gì khi đi du lịch Anh ?

Cùng một loại mặt hàng nhưng bạn có thể sẽ phải mua với giá cao hơn tại các cửa hàng khác nhau. Khi đi du lịch nước Anh bạn cũng có thể mua sắm và có lẽ bạn sẽ thắc mắc là điều này chỉ gặp ở Việt Nam, thế nhưng ở Anh Quốc cũng vậy những cửa hàng càng gần trung tâm càng có giá cao hơn những cửa hàng nằm xa trung tâm. Và nếu cửa hàng nào treo biển giảm giá thì bạn nên tranh thủ mua ngay bởi ở Anh không có mùa giảm giá cố định mà thường theo từng cửa hàng do đó hàng giảm giá thường hết rất nhanh. Khi mua hàng trong các cửa hàng hay trung tâm thương mại có niêm yết giá thì bạn có thể an tâm và không nên mặc cả. Còn nếu mua hàng ở các khu chợ trời thì bạn hãy mặc cả thật triệt để bởi ở đây họ cũng thường nói giá khá cao so với giá trị thật.
Nhiều người muốn hỏi nên mua gì khi đi du lịch ở anh? và sau đây chúng tôi có một vài gọi ý dành cho bạn.
Phố Oxford ở Luân Đôn
Là nơi tập trung nhiều cửa hàng thời trang và các nhãn hàng danh tiếng thế giới, là nơi mua sắm sầm uất của London, thường xuyên diễn ra các sự kiện thời trang. Và sẽ không có gì bất ngờ khi bạn sẽ gặp những ngôi sao lớn nổi tiếng thế giới ở đây bởi nơi đây là địa điểm mua sắm quen thuộc và ưa thích của họ. Vì thế mà các món đồ ở đây đều là những món đồ rất đắt tiền thế nhưng bạn đừng vì thế mà không ghé qua đây bởi hơn 100.000 shop thời trang lớn nhỏ biết đâu sẽ có vài món đồ phù hợp với bạn.
 Portobello
Địa chỉ: Portobello Road, London W10.
Đây là khu chợ trời chuyên bán những món đồ cổ với những món đồ lên đến 300 năm tuổi. Khu chợ này chỉ được mở cửa vào thứ bảy với thời gian từ 9h sáng và kết thúc vào 7h tối.
Nếu du khách muốn mua một món đồ cổ đẹp và ưng ý hãy đến với khu chợ Portobello, các món hàng có thể lên đến 300 năm tuổi. Điều đặc biệt khu chợ này chỉ mở cửa vào ngày thứ bảy và bắt đầu hoạt động vào 9am kết thúc phiên chợ vào 7pm. Con số 1.500 người bán lẻ không là con số nhỏ, sẽ có vô vàng sự lựa chọn cho người mua. Là khu chợ trời nên người mua có thể mặc cả để chọn mua món hàng tốt lại phù hợp túi tiền.
 Knightsbridge
Địa chỉ: Westminster, London SW7
Khu mua sắm quần áo khá đặc biệt ở đây vừa có chương trình đáng để du khách quan tâm. Ở đây đang có khuynh hướng trao đổi đồ cho nhau thông qua trang web và sau khi thoả thuận họ sẽ chuyển đồ đến khu chợ Knightsbridge để trao đổi cùng nhau, không gì thú vị hơn khi mình được mặc chiếc áo mình mơ ước bằng cách đổi món đồ mình đã sử dụng qua. Như các khu chợ khác Knightsbridge mở cửa vào 9am đến 7pm hàng ngày, với các mặt hàng quần áo giá tương đối mềm hơn các shop có thể cho du khách sự lựa chọn phù hợp.
 Burlington Arcade
Địa chỉ: Mayfair London W1
Khu cửa hiệu sang trọng Burlington Arcade có từ những năm đầu thế kỷ 19, nằm sau phố Bond chạy từ đường Piccadilly đến Burlington Gardens. Có lẽ là nơi mua sắm đẹp nhất, thoải mái nhất, bởi sự yên tĩnh, thư thái. Chỉ có 40 cửa hiệu nhưng toàn những mặt hàng cao cấp, các sản phẩm bày bán ở đây thường nổi bật nhờ đặc tính độc đáo và được làm bằng tay. Ấn tượng nhất ở đây có lẽ là cửa hàng có bộ sưu tập đồng hồ Rolex cổ. Với bộ sưu tập gồm 500 chiếc Rolex sản xuất từ 1915 đến 1970, đây được coi là cửa hàng có bộ sưu tập đồng hồ Rolex cổ lớn nhất thế giới với giá bán rẻ nhất là 1.850 bảng (tương đương khoảng 50 triệu VND).
 Regent Street
Regent Street là một trong những con phố mua sắm chính tại Luân Đôn, được mệnh danh là “đại lộ mua sắm nổi tiếng nhất châu Âu”. Phần mua sắm chính của đường phố nằm giữa Oxford Circus và Piccadilly Circus. Nơi đây bán rất nhiều mặt hàng từ đồ gia dụng như quần áo, giày dép, mỹ phẩm, rượu vang đến các mặt hàng điện tử hiện đại. Các thương hiệu nổi tiếng như Aquascutum, Lacoste cũng có mặt tại đây. Ngày 20/11/2004 Apple đã khai trương cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở châu Âu tại khu phố này.
The Walk
Địa chỉ: Saltire Court, Castle Terrace, Edinburgh, EH1 2EN
Đây là trung tâm mua bán sang trọng ở Scotland. The Walk toạ lạc ở Multrees Walk tại quảng trường St Andrew, là một trong những địa chỉ uy tín nhất dành cho mọi du khách tại Edinburgh. Nơi đây bày bán các sản phẩm quần áo, túi xách, văn phòng phẩm. Các thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới như: Louis Vuitton, Calvin Klein Underwear (CKU), Emporio Armani, Mulberry, Links of London, Azendi, Oscar & Fitch, The Pen Shop, Emporio Armani cũng có mặt ở đây. Mỗi tuần The Walk thu hút tới 85,000 lượt người tới tham quan, mua sắm.
Tham khảo giá một số dịch vụ/sản phẩm tại Luân Đôn:
- Internet 3-5 bảng Anh / 1 giờ
- Thức ăn nhanh 3-5 bảng Anh / 1 bữa
- Vé xem phim 5-13 bảng Anh / 1 vé
- Vé xem nhạc kịch 25 – 30 bảng Anh / 1 vé
- Cắt tóc 10 – 15 bảng Anh / 1 lần
- Mì ăn liền 0.49 bảng Anh / 1 gói
- Ăn tối cho 2 người tại nhà hàng (đồ ăn, thức uống) 35 – 45 bảng Anh
- Bưu thiếp 0.39 bảng Anh / 1 tấm
- Báo 0.99 – 2 bảng Anh / 1 tờ
- Móc khóa, quà lưu niệm 1 – 5 bảng Anh / 1 cái
- Phí tham quan các điạ điểm du lịch 11 – 25 bảng Anh / 1 người lớn
- Áo thun các câu lạc bộ bóng đá (loại dỏm – unofficial) 6 – 10 bảng Anh / 1 cái
- Áo thun các câu lạc bộ bóng đá (loại xịn – official) 30 – 43 bảng Anh / 1 cái
- CD nhạc 5 – 15 bảng Anh / 1 cái
- Áo thun 20 bảng Anh / 1 cái
- Quần jeans 20 – 60 bảng Anh / 1 cái
Quà lưu niệm
Tại khu phố mua sắm Burlington Arcade kẹo socola Ladurée là một món quà rất có ý nghĩa. Đây là loại kẹo socola thượng hạng nhất trên thế giới. Một hộp 12 chiếc kẹo to hơn đồng xu chút xíu được bán với giá khoảng 500.000 đồng Việt Nam. Cửa hàng đồ chơi Hamleys là cửa hàng đồ chơi lớn nhất thế giới với rất nhiều loại như: đồ điện tử, búp bê… Tháng mười là mùa hạt dẻ chín, du khách có thể vừa tản bộ dưới góc công viên vừa nhặt hạt dẻ làm quà cho người thân. Nếu bạn là fan hâm mộ của một đội bóng nào của nước Anh thì hãy mua áo thun của đội bóng đó với giá từ 6- 10 bảng Anh (loại thường), hoặc 30-43 bảng Anh (loại xịn). Mỹ phẩm cũng là mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn.
Tham khảo cách đặt vé máy bay đi Anh giá rẻ để bạn tiết kiệm được phần nào chia phí.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Khám phá về các mã sân bay lớn trên thế giới

Bên cạnh số hiệu chuyến bay, mã sân bay là một trong những thông tin mà hành khách cần phải biết để nắm rõ hành trình bay của mình.

Vào thập niên 30, mã sân bay được hình thành nhằm tạo sự thuận lợi cho các phi công trong việc xác định vị trí. Đầu tiên, các phi công ở Mỹ sử dụng mã hai ký tự được tạo bởi cơ quan dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ để xác định tên các thành phố. Hệ thống này dần trở nên quá tải do số lượng các sân bay hình thành cũng như sự trùng lặp về tên gọi, vì thế hệ thống mã ba ký tự dành cho sân bay được thiết lập.

Hệ thống này cho phép hoán vị được tới 17.576 lần, sử dụng được tất cả các ký tự kết nối với nhau. Hầu hết, các mã sân bay trên thế giới hiện nay đều theo mã xác định từ Tổ chức Vận chuyển hàng không thương mại thế giới IATA cùng với một số mã xác định từ FAA (Federal Aviation Administration) dành cho các sân bay tại Mỹ.

Những mẫu ký tự nhìn sơ qua có vẻ đơn giản và không có gì đáng để thu hút nhưng nếu tìm hiểu về lịch sử cũng như quá trình hình thành sẽ có rất nhiều điều thú vị.
Thường các cơ quan thiết lập sẽ cố gắng để những mã sân bay do IATA xác lập không trùng với các mã sân bay của FAA. Hầu hết các mã sân bay của IATA đều được FAA chấp nhận trừ một số trường hợp như sân bay tại Saipan được FAA đưa ra mã là GSN trong khi theo IATA là SPN.

Nhiều thành phố vẫn giữ nguyên ký tự từ tên cũ trong mã sân bay mặc dù hiện thành phố đã mang tên khác. Điển hình như tại Ấn Độ: BOM vẫn là mã sân bay của thành phố Mumbai (có tên cũ là Bombay), CCU là mã sân bay của thành phố Kolkata (có tên cũ là Calcutta), hay MAA là mã sân bay của thành phố Chennai (có tên cũ là Madras).

Tương tự LED vẫn được giữ là mã sân bay của thành phố St.Peterburg (trước đó là Leningrad), GOJ là mã sân bay của thành phố Nizhny Novgorod (tên cũ là Gorky) và SGN vẫn được giữ là mã sân bay của TP HCM (có tên cũ là Sài Gòn)…

Vài mã sân bay được thiết lập dựa trên tên cũ và tên hiện tại, ví dụ như ORD của sân bay Chicago O’Hare là mã kết hợp giữa cái tên cũ là Orchard Field và O’Hare. Tương tự, sân bay quốc tế Orlando sử dụng mã MCO được kết hợp từ tên cũ là McCoy Air Force Base và tên mới là Orlando.

Trong khi đó, hầu hết các sân bay ở Canada đều có mã sân bay bắt đầu bằng ký tự “Y” như: YOW của Ottawa, YYC của Calgary, YVR của Vancouver hay hai sân bay lớn nhất Canada là YYZ tại Toronto-Pearson và YUL của Montreal-Trudeau.

Vài mã sân bay tại New Zealand được đưa ký tự “Z” vào để phân biệt với các thành phố cùng tên khác như HLZ của Hamilton, ZQN của Queenstown và WSZ của Westport…

Nhìn chung mã sân bay thường được lấy từ ba ký tự đầu tiên trong tên đầy đủ của thành phố mà nó tọa lạc như chúng ta thường thấy. Vài sân bay do nằm trên vị trí thuộc nhiều tỉnh thành hay khu vực khác nhau thường pha trộn những ký tự lại với nhau để tạo thành mã cho sân bay. Nhưng cũng có nhiều lý do để mã sân bay không tuân theo cách này và những điều này ẩn chứa không ít sự thú vị đáng để hành khách khám phá.

1. Được lấy từ ba ký tự đầu tiên trong tên thành phố

Một vài mã sân bay tham khảo: AMS – thành phố Amsterdam, sân bay Schiphol, Hà Lan; BAU – thành phố Bauru, sân bay Bauru (Brazil); CAI – thành phố Cairo, sân bay quốc tế Cairo (Ai Cập), DIU – thành phố DIU, sân bay quốc tế DIU (Ấn Độ); FRA – thành phố Frankfurt, sân bay quốc tế Frankfurt (Đức), GOT – thành phố Gothenburg, sân bay Gothenburg Landvetter (Thụy Điển); HEL – thành phố Helsinki, sân bay quốc tế Helsinki (Phần Lan)…

2. Kết hợp các ký tự có trong tên thành phố

Thường chọn theo nguyên tắc ký tự đầu tiên của mỗi âm trong tên thành phố như: MDL – thành phố Mandalay, sân bay Annisaton (Myanmar); NGS – thành phố Nagasaki, sân bay Nagasaki (Nhật Bản); RYK – thành phố Rahim Yar Khan, sân bay Rahim Yar Khan (Parkistan)…

3. Một thành phố có nhiều sân bay

Nổi bật nhất về mã sân bay có lẽ là thành phố London của Anh với sự xuất hiện ký tự “L” tại vị trí đầu tiên của các mã sân bay trong thành phố này như: LHR – thành phố London, sân bay Heathrow; LGW – sân bay Gatwick, LCY – sân bay London City; LTN – sân bay Luton; trường hợp cá biệt tại thành phố này là sân bay Stansted với mã STN.

Còn lại hầu hết các sân bay nằm cùng một thành phố thường được lấy ký tự mã hóa theo tên gọi của sân bay như thành phố New York có bốn sân bay được mã hóa không theo tên thành phố như JRA – sân bay thành phố New York, TSS – sân bay trực thăng tại đường 34, JFK – sân bay John F. Kenedy, và LGA – sân bay Laguardia…

4. Ký tự bí ẩn

Khi nhắc đến mã ký tự của sân bay quốc tế Los Angeles – LAX, câu hỏi thường được đưa ra là ký tự “X” trong mã có từ đâu? Nó không chỉ xuất hiện trong mã LAX mà còn nhiều mã sân bay khác như: BPX – sân bay Bangda (Trung Quốc), SCX – sân bay Salina Municipal (Mexico)… Điều này được lý giải là hậu quả của việc chuyển từ mã hai ký tự sang ba ký tự, để dễ dàng cho việc chuyển đổi, một số sân bay người ta chỉ việc bỏ thêm ký tự “X” vào sau hai ký tự đã đặt trước đó.

Một vài lý do khác là do trùng mã ký tự giữa các thành phố có tên tương tự nhau, nên sử dụng ký tự “X” để việc đặt mã nhanh chóng hơn. Như trường hợp của thành phố Dubai nếu đặt theo chuẩn thì lấy ba ký tự đầu là DUB nhưng vì trùng với mã của thành phố Dublin trước đó nên nó được chuyển nhanh thành DXB.


Theo Doan nhân Sài Gòn

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

5 địa điểm tuyệt vời nhất để du lịch tháng 6

cùng phòng vé PTI đi du lịch mùa hè này để có những giây phút vui chơi thoải mái bên người thân sau đây chúng tôi đưa ra gợi ý cho bạn 5 địa điểm du lịch tuyệt vời nhất tháng 6 để bạn tham khảo chọn cho mình một điểm dừng chân thú vị.

Một Ireland không sương mù, một Nam Du thơ mộng, một Cát Bà lãng đãng trong mây... là những điểm đến không nên bỏ qua trong tháng 6.
1. Nhật Bản không chỉ một mùa hoa


Nếu đã lỡ mất mùa hoa anh đào vừa qua, thì nửa cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 cũng là một thời điểm tuyệt vời để bạn đến thăm đất nước mặt trời mọc. Hiếm có thời điểm nào trong năm khí hậu nơi đây dễ chịu đến vậy bởi chỉ đến cuối tháng 6, đầu tháng 7 sẽ là mùa mưa ở Nhật. Trong thời khắc chuyển giao giữa xuân sang hè thực sự tuyệt vời với nắng nhẹ, nhiều gió và mây ấy, hoạt động thích hợp nhất là ở Ryokan và tắm onsen trong các suối nước nóng như Hakone, hoặc ghé thăm ngôi đền gỗ trên núi Koyasan.


Đây cũng là mùa sale rầm rộ ở Tokyo, vì vậy hãy cân nhắc khi mua sắm, bởi những sản phẩm chất lượng siêu tốt và cái giá siêu rẻ sẽ khiến bạn nảy sinh ý muốn khuân cả khu trung tâm thương mại về nhà. Từ Tokyo, bạn cũng có thể theo xe buýt đi thăm thú hồ Kawaguchi hoặc núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ

Đến cuối tháng, bạn nên dành thời gian nhiều ở Hokkaido bởi thành phố này có tiết trời khô mát, không bị ảnh hưởng bởi mùa mưa. Đây cũng là mùa tuyệt nhất để ngắm hoa cải dầu, hoa đậu lupin và hoa anh túc ở vườn hoa Furano. Và nếu may mắn hơn, bạn có thể bắt gặp hoa oải hương nở rộ từ cuối tháng 6 đến hết tháng 8. Ngoài hoa, ở Hokkaido còn có 2 suối nước nóng nổi tiếng nhất Jozankei Onsen và Noboribetsu.

2. Có một Ireland không sương mù

Nếu bạn là một fan cứng của bộ phim tình cảm siêu lãng mạn P.S. I love you, ắt hẳn bạn sẽ không thể quên được những thước phim tuyệt mĩ với những cánh đồng xanh ngắt dài bất tận điểm xuyết những khóm hoa nhỏ vô cùng lãng mạn ở khu vườn quốc gia Wicklow.


Muốn đến Ireland để trực tiếp cảm nhận vẻ đẹp ấy nhưng e ngại sương mù bao phủ và những trận mưa thường xuyên quanh năm? Hãy ghé thăm "hòn đảo ngọc lục bảo" vào tháng 6. Thời tiết tháng cuối hè cực kì "đáng yêu" với nhiệt độ ấm áp và ít mưa, rất thích hợp để có những chuyến thăm thú các lâu đài cổ và những cánh đồng xanh mát mắt nơi đây.


Ngoài ra, khu vườn thực vật quốc gia phía nam Dublin này cũng là nơi hoàn hảo để leo núi và ngắm 2 ngọn thác hùng vĩ tuyệt đẹp. Một địa điểm khác ở Ireland mà những người hay mộng mơ đừng quên ghé thăm là Moher - vách đá bồ công anh. Cảnh hoàng hôn ở đây đẹp như tranh vẽ với dải hoa bồ công anh vàng chói lọi trên nền xanh của cỏ cây và bầu trời màu lòng đỏ trứng gà. Nếu có nhiều thời gian, bạn đừng quên ghé thăm lâu đài Blarney và hôn ngược lên Bức tường hùng biện (Blarney Stone) để lấy may trong chuyện ăn nói của mình nhé!

3. Cát Bà, đặc sản nơi biển đảo

Cát Bà là một trong những lựa chọn hàng đầu để giải nhiệt mùa hè. Những bãi tắm sôi động không chỉ bởi sự huyên náo của hàng trăm người tụ tập tắm biển mà còn từ sóng và gió biển ào ạt thổi. Mùa hè ở Cát Bà luôn đầy ắp nắng, nhưng cái nắng của vùng biển đảo dường như dịu bớt nhờ những bờ biển xanh mát mắt và lộng gió. Ở Cát Bà không chỉ có những bãi tắm nằm dưới thung lũng rất đặc trưng, mà còn có rừng, có sông, có suối và những hang động chờ du khách khám phá.


Không hổ danh là hòn đảo ngọc của miền Bắc, nếu chọn lặn biển làm hoạt động vui chơi thì vịnh Lan Hạ sẽ là minh chứng cho cả một thế giới phồn thịnh dưới mặt nước. Trong làn nước trong vắt, bạn có thể nhìn rõ từng đàn cá nhỏ nhiều màu sắc lẩn khuất giữa rặng san hô dưới đáy nước. Đến đây, ngoài những đặc sản như tu hài, tôm hùm, bề bề, gà "trường tồn", bạn cũng đừng quên nếm thử những chú cua hang đá với đôi càng "khủng" rất thơm và ngọt thịt.

4. Có một Mũi Né bạn chưa biết

Bạn thường biết đến Mũi Né như một dải bờ biển thoai thoải và thơ mộng với những đường cong duyên dáng và sắc xanh khoáng đạt của biển trời miền Trung, nhưng khu nghỉ mát được mệnh danh là "thủ đô của resort" này không chỉ có vậy.


Bạn đã bao giờ nghe đến suối Hồng hay suối Tiên chưa? Bởi lẽ chỉ có những người dân bản địa mới biết đến những địa danh này. Với tính tình phóng khoáng và thân thiện của người miền biển, rất dễ dàng để bạn có thể được chỉ đường đến tận con suối đẹp có một không hai với lớp cát màu hồng quyễn rũ dưới đáy. Suối Tiên cũng là một địa danh "cái tên nói lên tất cả" bởi cảnh vật nơi đây dường như chỉ hiện hữu ở chốn bồng lai. Giữa 2 triền cát êm mượt như nhung là dòng suối uốn lượn lấp lánh dưới nắng hè như cuốn trôi mọi nỗi vất vả đường dài để đến đây.


Những người yêu thích các liệu pháp chăm sóc sức khỏe có thể kết hợp tắm suối và bùn khoáng ở Mũi Né mà không cần phải ghé Bình Châu. Dịch vụ này đang nở rộ ở đây với nhiều khu tắm khoáng được đầu tư như Vĩnh Hảo, Vườn Đá, Sao Mai, ... Đến đây mùa này ngoài các loại hải sản phong phú, bạn đừng quên thử bánh rế Phan Thiết nhé.

5. Picnic trên biển ở Nam Du

Tháng 7 bắt đầu mùa mưa bão, chính vì vậy để chuyến du hí quần đảo này an toàn, hãy lên kế hoạch cho chuyến đi trong tháng 6. Nam Du là một tổ hợp nhiều hòn đảo vẫn còn giữ được sự hồn hoang vì du lịch ở đây vẫn chưa quá phát triển. Ở Nam Du có một sự đa dạng về cảnh quan và gần như mỗi hòn đảo nhỏ trong quần thể này đều mang một màu sắc riêng.


Bãi Cây Mến mang một vẻ đẹp trong trẻo và nhẹ nhàng với bãi cát trắng và biển chỉ gợn sóng lăn tăn. Những người thích khám phá đáy đại dương hãy đến Bãi Nhum để lặn biển và ngắm san hô. Bãi Ngự là chốn yêu thích của cánh nhiếp ảnh bởi cảnh vật nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc với bờ biển đẹp tựa người con gái với những đường cong gợi cảm và "cực kì ăn ảnh", đẹp ở mọi góc máy. Hòn Hai Bờ Đập và Hòn Dầu là nơi hoàn hảo cho các hoạt động ngoài trời như câu cá, picnic, lặn snorkeling và bắt ghẹ, bắt nhum.



Ngoài ra ở đây còn nhiều bãi tắm "bí mật" nằm sau khu dân cư nhưng bạn hoàn toàn có thể hỏi những người dân hiếu khách nơi đây để có được những chỉ dẫn và gợi ý hữu ích cho chuyến đi.
Phòng vé máy bay PTI là đại lý cấp 1 vé máy bay của các hãng nên việc đặt được những chiếc vé máy bay giá tốt nhất để đi du lịch là rất dễ dàng. Nay còn dễ dàng hơn với dịch vụ tư vấn miễn phí và đặt vé máy bay trực tuyến nhanh chóng hơn tiết kiệm thời gian hơn. hãy đặt vé máy bay càng sớm vé càng rẻ.

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Vietnam Airline khuyến mại vé máy bay tháng 6-2014

Vietnam Airline đang có chương trình khuyến mại vé máy bay "khoảnh khắc vàng" ưu đãi đại biết cho vé máy bay khứ hồi các chặng đi Đông Nam Á , một chiều cho những chuyến bay nội địa.
Giá chỉ từ: 39 USD cho vé khứ hồi đi các địa điểm ở Đông Nam Á và 599.000 VNĐ cho vé một chiều nội địa.
Chương trình được áp dụng từ ngày  5/6/2014 đến 15/6/2014.
Vé ưu đãi đang được mở bán tại phòng vé PTI  đại lý vé máy bay cấp 1 của hãng hàng không Vietnam Airline. Hãy liên hệ ngay để nhận được tư vấn miễn phí và giúp bạn đặt được vé máy bay giá rẻ nhanh chóng.
Các chặng bay áp dụng:

Hãy nhanh tay liên hệ đặt vé trước khi vé được bán hết.
Hãy truy cập thường xuyên vào http://vemaybaypti.com để cập nhật nhanh chóng các chương trình khuyến mại và đặt vé máy bay nhanh chóng.
Liên hệ nhanh: 0988 353 526

 

Blogger news

Blogroll

About